Nhắc đến kiến trúc Pháp, ta không thể nào bỏ qua những công trình tầm cỡ thế giới như Nhà Thờ Đức Bà Paris hay Khải Hoàn Môn, các công trình biệt thự hay khách sạn lớn,… xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số các nước ảnh hưởng rất nhiều từ kiến trúc Pháp và sở hữu rất nhiều công trình kiến trúc hùng vĩ và cổ kính. Cùng Kiến trúc Thành Đạt SSG tìm hiểu một số kiến thức về đặc điểm của kiến trúc Pháp nhé.
Kiến trúc Pháp là gì?
Kiến trúc Pháp là một trong những kiểu kiến trúc đẹp, cổ kính và được ưa chuộng rất nhiều trên thế giới trong đó có Việt Nam. Kiến trúc Pháp cũng là một trong số những thành tựu đáng tự hào nhất của Pháp.
Tại Việt Nam, từ cuối thế kỉ XIX, Việt Nam bị Pháp đô hộ và trở thành thuộc địa của Pháp, để phù hợp với phong cách, lối sống và lối sinh hoạt của họ, các công trình của người Pháp tại Việt Nam lần lượt được xây dựng mới và lẽ đương nhiên, tất cả những công trình này đều bị ảnh hưởng và mang những đặc điểm của người Pháp.
Đặc điểm của kiến trúc Pháp ở Việt Nam
Kiến trúc Pháp cổ chịu ảnh hưởng kha khá của La Mã và Hy Lạp – 2 đất nước có lối văn hóa cũng như kiến trúc phát triển nhất lục địa Châu Âu. Phong cách kiến trúc Pháp luôn hướng về sự tôn nghiêm và uy nghi, hướng về quá khứ nhiều hơn với những câu chuyện thần thoại hay cổ tích, tôn thờ và ca tụng. Sau khi kinh tế Pháp phát triển mạnh mẽ, họ không ngừng học hỏi sáng tạo, không ngừng tiếp thu cái mới, kết hợp giữa cái cổ điển và cái hiện đại, cho ra một phong cách kiến trúc Pháp riêng biệt và được cả thế giới ngưỡng mộ.
Nhưng, để đạt được thành tựu lớn lao như vậy, các kiến trúc sư Pháp đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, phát triển hay kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau để tạo nên một lối kiến trúc độc nhất. Bước qua nhiều giai đoạn khác nhau, và ở mỗi giai đoạn, kiến trúc Pháp đều thể hiện những phong cách riêng như: kiến trúc thời trung cổ, kiến trúc La Mã, kiến trúc Gothic, kiến trúc Phục Hưng, kiến trúc Rococo,…
Với về dày lịch sử lớn lao và để thích nghi tốt hơn qua từng giai đoạn, kiến trúc Pháp cũng chịu sự thay đổi rất nhiều. Bên cạnh đó, họ luôn luôn giữ vững quan điểm “nghệ thuật mềm mại nhưng đầy vững chắc” trong từng thiết kế. Chính từ quan điểm này nên họ đã vẽ nên chất riêng của mình, dù là bất kỳ ai, không tìm hiểu về kiến trúc cũng sẽ biết được đây là tác phẩm được thiết kế riêng theo quy tắc của Pháp.
Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp tại Việt Nam
Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp trong một thời gian rất dài, khoảng gần một thế kỷ nên chúng ta cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ lối thiết kế của Pháp. Cùng với sự phát triển và từng giai đoạn lịch sử của Pháp, lối kiến trúc Pháp tại Việt Nam cũng được phân ra thành từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ được thể hiện qua từng giai đoạn phong cách kiến trúc sau:
Phong cách kiến trúc tiền thực dân
Do ảnh hưởng phần lớn của kiến trúc thực dân Pháp, chính vì vậy phong cách kiến trúc lúc này thường được xây dựng với mặt bằng hình chữ nhật, hành lang được thiết kế phái mặt tiền tạo thành hình vòng bán cầu, khóa vòm. Tường nhà được thiết kế với hình thức trang trí tương đối đơn giản và tuân theo nguyên tắc lối kiến trúc đậm chất Pháp thuộc.
Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển
Các công trình được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển chủ yếu được xây dựng để phục vụ nhu cầu của người dân cùng với những chi tiết được chăm chút rất tinh xảo. Thậm chí có một số công trình được thiết kế nguyên mẫu và không có sự thay đổi. Một số công trình nổi bật được xây dựng theo phong cách này như: Nhà Hát Lớn, Tòa Án Chính Phủ hay Nhà Khách Chính Phủ…
Phong cách kiến trúc Art Deco
Kiểu kiến trúc này là xây dựng đi theo mô hình khối kinh điển và kết hợp lại với nhau thành một tổng thể hài hòa về mọi mặt. Đồng thời các kiến trúc sư còn bổ sung thêm vào đây những họa tiết thu hút, được trang trí cầu kỳ, bắt mắt từ thạch cao hay xi măng để trông giống kiến trúc Pháp. Các công trình đại diện cho phong cách Art Deco là: chi nhánh ngân hàng Đông Dương, nhà in IDEO ( Tràng Tiền), Bưu điện (Đinh Lễ)…
Phong cách kiến trúc Đông Dương
Phong cách kiến trúc Đông Dường chính là nhờ ảnh hưởng và kết hợp giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer với các bộ mái, ô văng che cửa lấy sáng và thông gió tự nhiên cùng kiến trúc Pháp. Điều này thể hiện rõ ràng ở đường nét mái nhà, tường và cả kết cấu cấu trúc ngôi nhà. Sự ảnh hưởng kiến trúc Pháp cổ vào thời gian này mang đến một làn gió mới trong kiến trúc nói riêng và văn hóa nói chung.
Có thể kể đến các công trình kiến trúc mang phong cách kiến trúc Đông Dương như Tòa nhà chính Đại học Đông Dương (Lê Thánh Tông), Sở Tài Chính, Bảo tàng Louis (Phạm Ngũ Lão), viện Pasteur, Câu lạc bộ thủy quân (Trần Phú),…
Phong cách kiến trúc Đông Dương này được lưu giữ tới ngày nay. Kiến trúc Pháp cổ ngày nay cũng được sử dụng nhiều trong các thiết kế nhà cửa, nội thất. Tuy được đổi mới nhiều để hợp với thời tiết khí hậu cũng như thời đại ngày nay nhưng kiến trúc Pháp cổ luôn mang cho mình một vẻ đẹp uy quyền, cổ điển và sang trọng.
Một số kiến trúc Pháp hiện đại ở Sài Gòn nổi tiếng
Sài Gòn chính là nơi sở hữu nhiều công trình mang tính lịch sử và được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp. Cùng điểm qua một số công trình tiêu biểu ở Sài Gòn như:
Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn
Một địa điểm không thể nào bỏ qua khi nhắc đến các công trình kiến trúc Pháp. Tên gọi đầy đủ là Vương cung thánh đường chính tòa Đức mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhà thờ được Đức Giám Mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng vào ngày 7/10/1877. Được hoàn thành trong vòng 3 năm, với bề dày lịch sử và lối kiến trúc riêng biệt, độc đáo cộng thêm vị trí đắc địa, nằm nay trung tâm Quận 1.
Nhà thờ Đức Bà ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi ghé thăm Sài Gòn. Hiện tại Nhà thờ Đức Bà đang trong quá trình trùng tu và dự kiến thời gian trùng tu kéo dài 2 năm.
Bưu điện thành phố Sài Gòn
Nằm ngay công trường Công Xã Paris tại quận 1, Bưu điện thành phố được người Pháp xây dựng trong khoảng những năm 1886 – 1891. Kiến trúc của bưu điện thành phố mang đậm phong cách Châu Âu kết hợp với nét Á Đông. Vị trí nằm gần nhà thờ Đức Bà và Dinh Độc Lập tạo nên một khu vực tham quan hấp dẫn và thú vị nhất ngay giữa lòng Sài Gòn ngày nay.
Nhà hát thành phố
Vào năm 1898, Nhà hát thành phố được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 1/1/1900. Nhà hát thành phố được coi là công trình xây dựng tiêu biểu và tiêu tốn nhiều tài sản nhất thời Pháp thuộc. Hiện nay nhà hát chính là nơi biểu diễn những sân khấu mang tính chuyên nghiệp như opera, múa bale, kịch nói…Cùng với một số địa điểm nổi bật như: khách sạn Continental, bảo tàng lịch sử Việt Nam, bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành,….
XEM THÊM:
Kiến trúc Pháp cổ mang đến cho kiến trúc nước nhà một làn gió mới, đây có thể là lựa chọn đáng cân nhắc khi chọn mẫu thiết kế nhà cho bạn đấy!
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 12C4 Hà Huy Giáp, KDC Nam Long, P. Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM.
Hotline: 08.96.68.77.78
Email: thanhdatssg@gmail.com
Facebook: Kiến Trúc Thành Đạt SSG