Lối kiến trúc Roman, một trong những phong cách thiết kế, kiểu kiến trúc được ưa chuộng nhất trong giai đoạn hiện nay. Lối kiến trúc này nổi bật với vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ nhưng cổ kính, đặc biệt của đế chế trời Tây, mà ở đây chính là đế chế La Mã. Cùng kiến trúc Thành Đạt SSG tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và sự phát triển qua từng giai đoạn của kiến trúc Roman tại Việt Nam.
Kiến trúc Roman là gì?
Kiến trúc Roman chính là kiểu kiến trúc của các vùng Trung Âu và Tây Âu. Khoảng cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, kiến trúc Roman ra đời, nó chính là tổng hợp phong cách kiến trúc ở các nước Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, … . Phong cách thiết kế này nghiêng nhiều và tập trung nhiều ở thiết kế mái vòm, hình vòng cung kết hợp với kiểu chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ trên từng chi tiết cột của mọi công trình.
Cái tên Roman gắn liền và thể hiện được phong cách kiến trúc của người đương thời cũng như tính sáng tạo và sự kỳ công, dành cả tâm huyết của lối kiến trúc La Mã cổ đại. Roman ở đây chính là thành trì vững chãi nhất của đế quốc La Mã.
Đặc điểm và loại hình kiến trúc Roman
Kiến trúc Roman ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn qua từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn mang tới một phong cách riêng, một nét đẹp riêng, góp phần tạo nên dấu ấn sâu sắc với lối kiến trúc thừa hưởng tinh hoa kiến trúc La Mã cổ đại. Các đặc điểm của từng giai đoạn trong kiến trúc Roman được thể hiện như sau:
Giai đoạn Roman thời tiền kỳ
Tại giai đoạn này, các công trình kiến trúc hầu hết được thiết kế mái nhà bằng gỗ. Mặc dù có tính thẩm mỹ cao, giá trị cao nhưng bên cạnh đó, tiện ích sử dụng và công năng chưa thật sự hoàn chỉnh, dễ mục, hư hỏng và đặc biệt, chất liệu này rất dễ cháy. Sử dụng chất liệu đá thì lại rất thô sơ, không tỉ mỉ, kỹ càng như phong cách kiến trúc roman. Do đó, giai đoạn kiến trúc Roman thời kỳ tiền không có nhiều dấu ấn kiến trúc để có thể để lại cho đời sau nghiên cứu và khám phá.
Giai doạn Roman thời kỳ tiếp theo
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, ở giai đoạn này, phong cách kiến trúc Roman đã được định hình lại, có bước phát triển đột phá, mạnh mẽ hơn, vượt trội hơn. Cùng Thành Đạt SSG liệt kê một số đặc điểm nổi bật phải nhắc đến như:
- Các công trình ảnh hưởng rất nhiều của lối kiến trúc La Mã cổ đại kết hợp với kiểu kiến trúc Byzantine. Có sự kết hợp và ảnh hưởng mạnh mẽ này là vì vị trí địa lý của các công trình kiến trúc này nằm trong phạm vi biên giới của đế chế La Mã hùng hồn thời kỳ trước.
- Mặc dù định hình được lối thiết kế, kiểu kiến trúc này sớm nhưng các công trình được xây dựng không nhiều, số lượng khá ít ỏi, nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau.
- Và do đã có định hình được khuôn mẫu từ trước, cho nên hầu hết các công trình kiến trúc này được thiết kế tương đương nhau. Kiểu thiết kế này đa số được ứng dụng để xây dựng nhà thờ, tu viện hoặc là các công trình có thể dùng để phòng thủ kiên cố như các thành trì.
- Mặc dù nhận được tinh hoa của lối kiến trúc La Mã cổ đại, nhưng nhìn chung, các công trình kiến trúc Roman thời kỳ này có quy mô và loại hình khá nhỏ, tinh xảo. Mặt ngoài của những công trình này còn khá thô sơ, khá ít họa tiết trang trí và kích thước mỗi công trình còn khá nhỏ.Đặc điểm nổi bật nhất của phong cách kiến trúc Roman thời điểm hiện tại chính là sử dụng cuốn cửa trụ, vòm bán cầu hay sử dụng vòm nôi. Có sự đầu tư tỉ mỉ qua cách làm mái nhà bằng chất liệu đá có hình tròn, hình vuông hay là hình chữ thập La Tinh. Mặc dù còn nhiều điều hạn chế song những đóng góp của thời kỳ này đã để lại dấu ấn rất đậm cho thời kỳ sau.
Nhà thờ Roman là công trình tiêu biểu đáng kể đến nhất cho lối thiết kế này. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất chính là xuất hiện nhiều tháp cao chọc trời, tháp hình trụ tròn, có thêm đường cắt ngang ở đối diện.
Kỹ thuật xây dựng trong kiến trúc Roman
Điều lưu ý đầu tiên khi xây dựng công trình kiến trúc Roman chính là xây dựng cột trụ. Cột trụ cần phải được cuốn có sóng. Chiều dày tường vừa phải và đối xứng một cách phù hợp với kích thước của cột nhà.
Kế đến, các cột trong lối kiến trúc này không nhất thiết phải có sự nhất quán. Họa tiết trang trí có thể khác nhau để đem lại tính đa dạng cho cả tổng thể. Nhưng các họa tiết cần tinh xảo hơn so với các lối kiến trúc khác. Ở đầu cột có thể sử dụng chạm khắc hình hoa văn, hay kiểu hình học cuộn vào với nhau. Bên cạnh đó, các cột có quyền sử dụng chạm khắc hình đầu người hoặc đầu thú.
Ngày nay, kiến trúc Roman khá phổ biến tại các công trình kiến trúc tại Việt Nam. Sự du nhập kiến trúc Roman vào Việt Nam không phải mới đây mà đã có từ trước. Tiêu biểu nhất phải kể đến là công trình Nhà thờ Đức Bà Paris Sài Gòn.
Sự khác nhau giữa kiến trúc Roman và Gothic
Cả kiến trúc Gothic và La Mã đều là những phong cách kiến trúc khác nhau, chúng có những điểm tương đồng nhất định và bên cạnh đó, cũng có nhiều điểm khác biệt. Cùng Thành Đạt SSG so sánh về cả 2 kiểu kiến trúc nhé!
Kiến trúc Roman đã phổ biến thịnh hành ở nhiều nơi trong suốt từ thế kỷ IX đến thế kỉ XII. Phong cách Byzantine và La Mã cổ đại đều đã ảnh hưởng đến kiến trúc Roman rất nhiều. Kiến trúc Gothic trở nên phổ biến rộng rãi từ giữa thế kỷ 12. Lối kiến trúc này chủ yếu giúp cho các nhà thờ trở nên độc đáo hơn, giống như thiên đường.
Kiến trúc Roman với không gian bên trong rộng rãi, tường vừa phải và vòm tròn trên cửa sổ và cửa ra vào. Kiến trúc Gothic lại có nhiều đặc điểm nổi trội như cao và có đường thẳng đứng.
Cấu trúc Roman thường đi kèm với khung nặng. Mặt khác, cấu trúc phong cách Gothic lại có “bộ xương” khá mảnh mai. Các tòa nhà theo lối kiến trúc Gothic có cửa sổ lớn với thiết kế kính màu cho phép có nhiều ánh sáng. Còn các tòa nhà La Mã chỉ có cửa sổ nhỏ, vì vậy, các phòng được chiếu sáng khá mờ.
Các công trình kiến trúc kiến trúc Roman nổi tiếng tại Việt Nam
Phong cách kiến trúc Romanesque với những ảnh hưởng sâu rộng, lan rộng khắp châu Âu và trên toàn thế giới. Tại Việt Nam cũng có các công trình xây dựng tiêu biểu, đặc biệt là các nhà thờ, đáng kể đến như:
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất tại thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ rất lâu đời. Công trình này tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn của kiến trúc Roman và kiến trúc Gothic góp phần tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho công trình này.
Nhà thờ Tân Định
Đây là công trình mang đậm nét kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí của nhà thờ này lại mang phong cách thiết kế Romanesque. Tân Định được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này.
Nhà thờ gỗ Kon Tum
Một thiết kế độc đáo, đặc biệt được làm hoàn toàn bằng gỗ và được xây dựng theo lối kiến trúc Romanesque kết hợp cùng kiểu thiết kế nhà sàn Tây Nguyên. Đây là một nhà thờ độc đáo với phong cách thiết kế mới lạ và tạo nên một công trình kiến trúc đặc sắc.
Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiến trúc Roman. Mọi thắc mắc hãy liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn giải đáp miễn phí!
Thông tin liên hệ
Nếu bạn thắc mắc không biết nên chọn lựa thiết kế nào cho ngôi nhà của mình thì đừng ngại liên hệ cho chúng tôi. Đội ngũ nhân viên chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn chọn được lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của mình.
- Địa chỉ: 12C4 Hà Huy Giáp, KDC Nam Long, P. Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM.
- Hotline: 08.96.68.77.78
- Email: thanhdatssg@gmail.com
- Facebook: Kiến Trúc Thành Đạt SSG
- Công ty thiết kế nội thất chung cư tại Sài Gòn – Kiến Trúc Thành Đạt SSG
- Thiết kế nội thất chung cư tại Sài Gòn – Kiến Trúc Thành Đạt SSG
- Xu hướng phong cách kiến trúc Nhật Bản tối giản, tinh tế, hiện đại
- Dịch vụ chống thấm HCM uy tín – Kiến Trúc Thành Đạt SSG
- Những điều cơ bản về âm dương ngũ hành & ứng dụng trong phong thủy nhà ở